Bí quyết trồng hoa hồng ban công “hợp lý”
Trong phạm vi status nhỏ này, mình muốn dành chia sẻ với các bạn yêu thích nhưng chưa trồng hoa hồng những kinh nghiệm mà mình cho là “ hợp lý”. Mình muốn dùng từ “ hợp lý” là muốn nói về những lựa chọn hợp lý cho một không gian hữu hạn ( diện tích ban công cố định rồi) và điều kiện chăm sóc có hạn ( mình không có nhiều thời gian, cũng như không thể trữ trong nhà đủ loại phân bón + thuốc BVTV để chăm sóc và chữa bệnh cho cây dược).
1. Giống: Hiện tại trên thị trường sẽ giống hoa hồng sẽ phân ra làm 2 nhóm chính:
• Hồng cổ: ý là nói về những giống hồng đã được trồng ở việt nam cả trăm năm nay như: hồng nhung cổ, cổ sapa, hồng đào cổ, hồng bạch cổ, hồng bạch ho, vân khôi, quế đơn, quế kép, leo co hải phòng, leo cổ sơn la…
>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm sống trong một gia đình
• Hồng ngoại: Ý là nói về những giống hồng mới nhập và trồng tại việt nam vài chục năm gần đây.
Theo mình các bạn nên trồng các giống hồng cổ, bởi lẽ những giống này đã trải qua quá trình chọn lọc giống cả trăm năm, đã thích nghi với điều kiện khí hậu việt nam, khỏe, sai hoa, cây có thể bị bệnh này bệnh nọ, nhưng kệ thôi cây sẽ không chết, chỉ cần thời tiết thay đổi (điều kiện môi trường không phù hợp cho loại bệnh đó phát triển nữa) là bệnh tự biến mất, cây lại ra lộc ra hoa ầm ầm.
2. Chậu và giá thể trồng cây: Hồi đầu các em bán giống có tư vấn là chọn chậu kích cỡ vừa phải ( phù hợp với sự phát triển với bộ rễ cây) rồi vài năm gì đó lại thay chậu một lần, mình thấy như thế kích rích quá nên chọn phương án là: chọn chậu to nhất có thể để đỡ phải thay chậu. Quan trọng nhất là việc trộn giá thể trồng hồng, giá thể phải đảm bảo cho việc thoát nước ( trộn cả trấu hun và trấu sống), vì hồng cần nước nhưng sợ úng ngập.
3. Phân bón: Hồi đầu mình cũng nghe theo các nhà vườn hướng dẫn là bón đan xen NPK và các loại phân hữu cơ như phân bò, phân gà, phân giun quế, sau này rút gọn chỉ bón phân giun quế, và thấy rằng việc bón phân giun quế hợp lý vì không có mùi.
4. Sâu bệnh: sâu thì không sợ vì có đàn chim bắt giúp, bệnh thì đằng nào cũng không phun rồi nên mình theo trường phái “ mặc kệ nó” cây khỏe sẽ tự khắc vươt qua.
5. Hướng nắng: Hoa hồng cần nắng nên cố gắng sắp xếp để cây có thể hứng nắng ít nhất 6h/ ngày; nếu không cây sẽ kém phát triển, dễ bị bệnh và kém hoa.
Từ bé mình đã rất ấn tượng những bụi hồng khủng mọc ở góc vườn, ấn tượng đến mức đến giờ vẫn nhớ những cây đấy gặp ở đâu, hình dáng nó thế nào ?. Bây giờ có mảnh vườn nhỏ để trồng hồng là một điều xa xỉ nhưng trồng hồng ban công là chuyện trong tầm tay của những người yêu hoa hồng.
Và mình hi vọng rằng những gốc hồng cổ mà các bạn sẽ trồng trên ban công ngày hôm nay sẽ là những hình ảnh đẹp đọng lại trong trí nhớ của thế hệ F1 của chúng ta .